Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, xã Phú Thành tổ chức hành trình “Đến với địa chỉ đỏ”
Thực hiện chương trình
công tác Đoàn, Đội năm 2024. Nằm trong khuôn khổ Đại hội hội
Liiên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Phú
Thành nhiệm kỳ 2024-2029, nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống, bồi
dưỡng lý tưởng cách mạng, khơi dậy trong thanh niên truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tạo động lực mạnh mẽ
cho thanh niên phấn đấu và rèn luyện. Ngày 17/3/2024 Hội Liên hiệp Thanh
niên Việt Nam, xã Phú Thành tổ chức hành trình “Đến với địa chỉ đỏ”. Hành trình
diễn ra trong 1 ngày với 30 đại biểu là lãnh
đạo Đảng Ủy, UBND xã Phú Thành và các thanh niên ưu tú trên địa bàn xã Phú
Thành tham gia.
Hành
trình đến với địa chỉ đỏ của đoàn lá Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn, huyện Đô Lương, tỉnh
Nghệ An và Đài tượng niệm liệt sĩ 1930-1931,tại Tràng Kè, xã Mỹ Thành, huyện Yên
Thành, tỉnh Nghệ An .
Điểm
đến đầu tiên là Đài tượng niệm liệt sĩ 1930-1931,tại Tràng Kè,xã Mỹ Thành. Xuất phát từ xã Phú Thành, đoàn di chuyển dọc
theo Quốc lộ 7B đi ngược theo hướng Tây Nam lên Quốc lộ 7A đi về xã Mỹ Thành đến
km22, nhìn về bên phải là đài tưởng niệm các chiến sĩ bị thực
dân Pháp bắn trong những năn 1930 - 1931. Đây là di tích lịch sử cách mạng, nơi
yên nghĩ của 72 chiến sỹ Xô viết, những
người tham gia tích cực trong phong trào cách mạng 1930 - 1931. Họ là những người
con của vùng đất Nam Đàn, Đô Lương, Yên Thành đã ngã xuống.
Sự
kiện này được xem là một trong những sự kiện tiêu biểu thời kỳ 1930 -1931, đã để
lại nhiều dấu ấn, in đậm khí phách anh hùng, thúc đẩy phong trào cách mạng phát
triển và đi đến thắng lợi.
Tại
Nghĩa trang liệt sỹ Tràng Kè xã Mỹ Thành đoàn đã kính cẩn nghiêng mình thắp nén
hương thơm tưởng nhớ đến công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh
cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Một số hình ảnh của Đoàn
Địa
điểm tiếp theo đoàn di chuyển theo Quốc Lộ 7A lên huyện Đô Lương và đên
Khu di tích lịch sử Quốc gia
Truông Bồn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Tại đây Đoàn được các anh chị quản lý Di
tích tiếp đón, hướng dẫn và thuyết trình về Di tích lịch sử Quốc gia Truông
Bồn. Truông Bồn là tuyến đường giao thông huyết mạch chi viện lương thực cho
chiến trường Miền Nam. Trước
anh linh các anh hùng liệt sĩ, đoàn kính cẩn nghiêng mình, bày tỏ lòng biết ơn
vô hạn đối với công lao to lớn của 13 chiến sỹ
đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất
nước; Phần mộ chung của 13 chiến sỹ thuộc Đại đội 317 tỉnh Nghệ An. Trong số 13
chiến sỹ đó thì có 2 chiến sỹ là người
con quê hương xã Phú Thành, huyện Yên Thành.

Một số hình ảnh của đoàn Tại Di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn
Truông Bồn Nghệ An chứng
kiến một thời khói lửa và hào hùng của dân tộc. Từ năm 1964 đến năm 1968, quân
đội Mỹ đã ném xuống đây gần 20.000 quả bom đa dạng và hàng chục ngàn tên lửa.
Chính vì vậy, Truông Bồn thường được gọi là “hố bom” của miền Bắc. Vào rạng
sáng ngày 31/10/1968, máy bay Mỹ đã ném hơn 200 quả bom xuống Đại đội 317. Khi
ấy, tổng đội thanh niên xung phong Nghệ An đang làm nhiệm vụ san lấp hố bom.
Hầu hết trong số họ đã hoàn thành nhiệm vụ và chuẩn bị xuất ngũ. Có người sẽ đi
học, có người sẽ kết hôn, nhưng ước mơ của 13/14 chiến sĩ, ở độ tuổi rất trẻ,
đã tan biến trước trận mưa bom ác liệt.
Tuy nhiên, với quyết tâm
"tim có thể ngừng đập nhưng đường không thể tắc", "sống bám cầu,
bám đường; chết kiên cường, dũng cảm"... chiến thắng tại Truông Bồn đã
giúp chúng ta giữ vững mạch máu giao thông, đắp hàng triệu mét khối đất đá, đưa
94.000 lượt xe cơ giới qua lại an toàn và vận chuyển hơn 1 triệu tấn hàng. Cũng
tại đây, 1.240 anh hùng thuộc các lực lượng công an, quân đội, thanh niên xung
phong và dân công hỏa tuyến đã hy sinh và nằm yên nghỉ trong lòng đất mẹ mãi
mãi.
Các giọt nước mắt cứ lăn
dài trên khuôn mặt của các đồng chí đoàn viên khi nghe thuyết trình về sự hy sinh,
cống hiến của các chiến sỹ và nguyện hứa phát huy truyền thống đoàn kết,
chung sức xây dựng Tổ quốc ngày một giàu đẹp, văn minh, xứng đáng với sự hy
sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ.
Hành trình về địa chỉ đỏ là hoạt động mang ý
nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp
nghĩa”. Qua đó, để giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ, thể hiện sự
tri ân sâu sắc đối với các thế hệ đi trước đã cống hiến, hy sinh cho
sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Sau chuyến tham quan, các
đoàn viên đã biết thêm những kiến thức lịch sử, góp phần giáo dục thêm lòng yêu
nước, lòng tự hào dân tộc./.
Bài và ảnh: Thái Thị Thu - Công chức Văn hóa xã